Bảo vệ quyền con người luôn là mục tiêu cơ bản của nhân loại tiến bộ. Bảo vệ con người xuất hiện rất sớm cùng với sự ra đời của Nhà nước và lúc đầu chỉ trong phạm vi quốc gia, ngày nay là mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế [11, tr 31]. Quyền con người cần được bảo vệ và thúc đẩy bằng nhiều hình thức, điều kiện khác khau, trong đó có pháp luật. Cơ sở pháp lý về quyền con người bao gồm hai thành phần chính là pháp luật quốc tế về quyền con người và pháp luật quốc gia về quyền con người. Quyền sống là quyền tuyệt đối, cơ bản, quan trọng nhất đối với con người và đã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp lý ở nhiều cấp độ.
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã chính thức quy định 01 chương riêng về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (TNHS), bao gồm 04 trường hợp được kế thừa từ BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và 03 trường hợp mới được bổ sung. Tuy nhiên, trước và sau khi có BLHS năm 2015, về khái niệm, phạm vi các trường hợp loại trừ TNHS vẫn còn chưa được nhận thức thống nhất, về nội dung chưa được quy định rõ ràng, thiếu tính khả thi... Chính vì vậy, bài viết làm rõ khái niệm, phạm vi, nội dung các trường hợp loại trừ TNHS góp phần nhận thức thống nhất, đồng thời kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm tính khả thi khi áp dụng. Từ khóa: Loại trừ TNHS, Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết.
Trong thời đại ngày nay, với kết quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thi hành án dân sự đang trên đà phát triển, việc chúng ta mở rộng nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực thi hành án dân sự là cần thiết. Đối với mỗi hệ thống, khi so sánh đều có thể tìm thấy những điểm tương đồng cả về quy định của pháp luật, cả những khó khăn vướng mắc và định hướng giải quyết. Từ kinh nghiệm của nước bạn, chúng ta có thể có những ý tưởng cho việc nghiên cứu, xem xét trong quá trình hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật có liên quan.
Dưới đây xin được giới thiệu kinh nghiệm của Cục Thi hành án Liên bang Nga tại Hội nghị quốc tế về thi hành án với chủ đề về truy tìm tài sản và người phải thi hành án.
Ngày 18/6/2009, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) 2009 và Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010. Sau hơn 04 năm tổ chức thực hiện, việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước (BTNN) giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đã phát sinh một số hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả phối hợp thực hiện công tác BTNN về hướng dẫn nghiệp vụ công tác BTNN, kiểm tra công tác BTNN, xử lý thông tin báo chí về BTNN… Để khắc phục những hạn chế, bất cập đó, ngày 08/01/2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 96/QĐ-BTP về việc ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác BTNN giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Quy chế số 96). Quy chế này điều chỉnh toàn diện quan hệ phối hợp thực hiện công tác BTNN giữa Cục Bồi thường nhà nước với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp không chỉ đối với hoạt động GQBT, xem xét TNHT mà cả đối với hoạt động quản lý nhà nước về công tác BTNN (như kiểm tra công tác BTNN) cũng như các hoạt động khác có liên quan đến TNBTCNN (như xử lý thông tin báo chí…). Việc ban hành Quy chế đã góp phần đáng kể vào việc hoàn thành các nhiệm vụ công tác BTNN của Bộ Tư pháp theo quy định của Luật TNBTCNN 2009. Tuy nhiên, thực tiễn phối hợp thực hiện công tác BTNN theo Quyết định số 96/QĐ-BTP vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ngày 15/5/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) (Nghị định số 68/2018/NĐ-CP). Một trong những nội dung quy định chi tiết rất quan trọng của Nghị định số 68/2018/NĐ-CP là khoản 4 Điều 26 đã đưa ra một “công thức” chung để xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ có lỗi cùng gây ra thiệt hại.
Theo thống kê của Văn phòng Cao ủy của Liên Hợp quốc về quyền con người, ở cấp độ quốc gia, có nhiều mô hình cơ quan quyền con người khác nhau: Ủy ban Quốc gia về Quyền con người (chiếm 50%), Thanh tra Quốc hội – Ombudsman (chiếm 30%), hỗn hợp (chiếm 5%) như thiết lập cơ quan chuyên trách về một vấn đề quyền con người cụ thể như phụ nữ, trẻ em, (Hoa Kỳ) v.v. và dưới dạng thức khác (chiếm 7%) như Viện Quyền con người (Đức, Đan Mạch), Luật sư bảo vệ công dân (Albania) v.v . Để có thêm góc nhìn về mô hình cơ quan quốc gia về quyền con người trong thực tiễn thi hành, bài viết này đưa ra một số vụ việc phát sinh trong thực tế, qua đó tìm hiểu về cơ chế thành lập, hoạt động của một trong số cơ quan quốc gia về quyền con người trên thế giới được thành lập theo mô hình Hội đồng. Ấn Độ được coi là một trong những quốc gia có bề dày lịch sử và tồn tại lâu đời nhất trên thế giới và là một trong những quốc gia có nguồn văn bản lâu đời nhất giải quyết các vấn đề về quyền và nghĩa vụ của người dân (Ấn Độ giáo) . Vì vậy, việc tìm hiểu cơ chế bảo đảm quyền con người của Ấn Độ và thực tiễn thi hành thông qua một số vụ việc cụ thể sẽ cung cấp thêm góc nhìn về quyền con người.
I. Một số vấn đề chung Đan Mạch là quốc gia Châu âu theo chế độ quân chủ lập hiến và là một trong các quốc gia Châu âu có luật riêng điều chỉnh thiết chế Ombudsman. Năm 1996, Nghị viện Đan Mạch đã ban hành Luật về Ombudsman. Luật về Hội đồng Ombudsman của Đan Mạch đã được sửa đổi 04 lần vào năm 2005 (Luật số 556 ngày 24 tháng 6 năm 2005), 2009 (Luật số 502 ngày 12 tháng 6 năm 2009), 2012 (Luật số 568 ngày 18 tháng 6 năm 2012) và 2013 (Luật số 349 ngày 22 tháng 3 năm 2013). Luật này có 9 Chương và 34 Điều, bao gồm: Chương I: Bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm (từ Điều 1 đến Điều 6); Chương II: Thẩm quyền của Trưởng Ombudsman (từ Điều 7 đến Điều 9); Chương III: Mối quan hệ với Nghị viên (từ Điều 10 đến Điều 12); Chương IV: Đưa ra khiếu nại (từ Điều 12 đến Điều 16); Chương V: Chủ động điều tra, thanh tra (Điều 17 và 18); Chương VI: Điều tra vụ việc (Điều 19 và 20); Chương VII: Đánh giá hoặc phản ứng (từ Điều 21 đến Điều 25); Chương VIII: Nhân viên, tổ chức và thẩm quyền thực hiện hoạt động (từ Điều 26 đến Điều 30); Chương IX: Hiệu lực thi hành (từ Điều 31 đến Điều 34).
Ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây gọi là Luật TNBTCNN 2017) đã chính thức được Quốc hội thông qua, với 92,46 % số phiếu tán thành. Luật TNBTCNN 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018. So với Luật TNBTCNN số 35/2009/QH (Luật TNBTCNN 2009), Luật TNBTCNN 2017 đã có nhiều điểm mới cơ bản nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật TNBTCNN 2009 và đáp ứng những đòi hỏi của thực tế đối với các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bồi thường Nhà nước. Theo đó, liên quan tới vấn đề thi hành bản án, quyết định giải quyết bồi thường của Tòa án, Luật TNBTCNN 2017 cũng đã có quy định thay đổi căn bản so với Luật TNBTCNN 2009. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, tác giả xin phân tích một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng pháp luật về thi hành án đối với việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại Tòa án. Trước đây, Luật TNBTCNN 2009 sử dụng thuật ngữ “bản án, quyết định giải quyết bồi thường của Tòa án”, Luật TNBTCNN 2017 sử dụng thuật ngữ “bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu bồi thường” để chỉ những bản án, quyết định của Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và được thực hiện theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
I. Cơ chế bảo đảm kinh phí thực hiện TNBTCNN theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2009 và Luật TNBTCNN năm 2017 I.1. Cơ chế bảo đảm đảm kinh phí thực hiện TNBTCNN theo Luật TNBTCNN năm 2009 Ngoài Luật TNBTCNN năm 2009, cơ chế bảo đảm kinh phí thực hiện TNBTCNN còn được quy định và hướng dẫn tại Nghị định 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TNBTCNN và Thông tư liên tịch 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 09/5/2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước (TTLT số 71), cụ thể:
Nếu như Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 (sau đây viết tắt là Luật TNBTCNN 2009) quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước (sau đây viết tắt là QLNN) về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án và Chính phủ phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao (sau đây viết tắt là TANDTC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây viết tắt là VKSNDTC) quản lý công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng thì Luật TNBTCNN 2017 giao Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước (sau đây viết tắt là QLNN) về công tác bồi thường nhà nước (sau đây viết tắt là BTNN) trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án trên phạm vi cả nước và Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ này . TANDTC, VKSNDTC trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Chính phủ thực hiện các nội dung QLNN về công tác BTNN . Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các nội dung QLNN về công tác BTNN . Như vậy, có thể thấy, nội dung QLNN về công tác BTNN của Luật TNBTCNN 2009 đã được sửa đổi, bổ sung trong Luật TNBTCNN 2017. Một trong các nội dung QLNN về công tác BTNN là hướng dẫn nghiệp vụ công tác BTNN. Trong bài viết này, tác giả xin giới thiệu về một số lưu ý về kỹ năng hướng dẫn nghiệp vụ công tác BTNN.
Thăm và tặng quà bệnh nhi nghèo
>>Xem tất cả