Chi đoàn Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế tổ chức tham quan, tìm hiểu về lịch sử Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 04/10/2024, trong không khí chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng thủ đô Hà Nội ngày 10/10/1954, Chi đoàn Vụ pháp luật dân sự - kinh tế tổ chức chuyến tham quan cho công chức Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế để tìm hiểu về lịch sử Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Tòa nhà Quốc hội Việt Nam, số 01 đường Độc Lập, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội. Buổi tham quan có sự tham gia của các đoàn viên, cán bộ, công chức của Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.


 
Tại buổi tham quan này, công chức của Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế được nghe giới thiệu, thuyết minh về: (i) Phòng họp Hội trường Diên Hồng hay còn gọi là phòng họp chính, nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội để bàn thảo và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; (ii) Phòng Truyền thống Quốc hội là nơi trưng bày những hình ảnh, hiện vật góp phần tái hiện quá trình hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam từ năm 1946 đến nay; (iii) Khu trưng bày Những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội là nơi tái hiện lịch sử phát triển của kinh thành Thăng Long xưa, trưng bày các di tích, di vật được chọn lọc từ di vật khảo cổ được khai quật dưới lòng đất Nhà Quốc hội. Các hiện vật gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm sứ, đồ sành, đồ kim loại và di cốt động vật…
 

(Công chức Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế tại Phòng Truyền thống Quốc hội)
 
Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế được tham quan và tìm hiểu về Phòng Diên Hồng hay còn gọi là phòng họp chính, nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội để bàn thảo và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Phòng họp chính được đặt tên là Diên Hồng, gợi nhớ đến Hội nghị Diên Hồng do vua, quan nhà Trần tổ chức vào cuối tháng Chạp năm 1284.
 
(Công chức Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế tại Phòng họp Hội trường Diên Hồng)
 
Hòa chung không khí chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng thủ đô Hà Nội ngày 10/10/1954 - một dấu ấn lịch sử đậm nét khi quân và dân ta từ nhiều hướng tiến vào tiếp quản Thủ đô, thành quả lớn lao sau chín năm trường kỳ gian khổ kháng chiến chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Từ việc khám phá Khu trưng bày tầng B1, B2 Tòa nhà Quốc hội, các đoàn viên chi Đoàn cùng công chức Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế được hiểu hơn về tiến trình lịch sử, quá trình vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thành Đại La (Thăng Long), lựa chọn vùng đất có "thế rồng cuộn hổ ngồi", "núi sông sau trước", "chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, nơi đóng đô bậc nhất của kinh sư muôn đời", làm thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chuyến tham quan mang lại ý nghĩa lớn cho các đoàn viên Chi đoàn Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế nói riêng và công chức Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế nói chung. Đây là cơ hội để tập thể công chức Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế học hỏi, ôn lại lịch sử truyền thống Quốc hội Việt Nam - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một số hình ảnh của chuyến tham quan: