Trong quản lý nhà nước nói chung cũng như quản lý nhà nước (QLNN) về công tác bồi thường nhà nước nói riêng, một trong những yêu cầu quan trọng là phải nắm bắt được tình hình thực hiện hoạt động đó. Để đáp ứng yêu cầu này, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) 2017 (trước đây là Luật TNBTCNN 2009 và văn bản hướng dẫn thi hành) đã quy định theo dõi công tác bồi thường nhà nước (BTNN) là một trong những nội dung QLNN về công tác BTNN. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu một số vấn đề về theo dõi công tác BTNN nói chung và một số kỹ năng thực hiện theo dõi công tác BTNN nói riêng.
Khái niệm mạng xã hội đã được luật hóa tại Nghị Định số 72/2013 của Chính phủ. Theo đó, “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.”
Việt Nam là nước có dân số đông, đứng thứ 14 trên thế giới với xấp xỉ 94 triệu dân, trong đó tỉ lệ đô thị hóa là 31%. Tính đến tháng 01 năm 2017, Việt Nam có 50.05 triệu người dùng Internet chiếm 53% dân số trong đó có đến 46 triệu người dùng mạng xã hội, chiếm 48% dân số.
Facebook là mạng xã hội được dùng nhiều nhất ở Việt Nam. Theo thống kê, Việt Nam xếp thứ 7 với 64 triệu người dùng, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook toàn cầu. Thái Lan đứng ngay sau Việt Nam, ở vị trí số 8 với 57 triệu người dùng. Còn nếu xếp hạng theo cấp thành phố thì TP.HCM đứng thứ 10 trong nhóm 10 thành phố có số người dùng Facebook đông đảo nhất thế giới với 14 triệu tài khoản hoạt động.
Trung bình 1 ngày, người Việt Nam bỏ ra 6 giờ 53 phút để duyệt Web nếu sử dụng PC và Tablet, 2 giờ 33 phút nếu sử dụng điện thoại di động và dành 2 giờ 39 phút cho mạng xã hội. Số tuổi trung bình dùng mạng xã hội của Việt Nam từ 18-34 tuổi, trong đó thời gian cho việc vào mạng xã hội (94%), nhắn tin (91%), tìm kiếm thông tin (87%), truyền thông và giải trí (73%), âm nhạc (72%), game (67%), đọc tin tức và thời tiết (65%).
Điều này đáng báo động, vì người ta dùng nhiều thời gian hơn cho mạng xã hội (Facebook, Zalo, …) chỉ để xem thông tin, đôi khi là “không đúng sự thật”, “thông tin kích động”, “lá cải”, “tạp nham”, … đây cũng là vấn đề đau đầu của các nhà quản lý bởi giới trẻ bị hấp thụ những thông tin tin này sẽ kéo nhiều hệ lụy không tốt cho xã hội.
Tư duy chủ động (critical thinking) là yếu tố nền tảng của bất kỳ hoạt động nghiên cứu nào, đặc biệt là nghiên cứu pháp lý. Tư duy chủ động, đáng tiếc, lại vẫn bị coi là điểm yếu của những người làm nghiên cứu luật ở Việt Nam. Vì sao lại như vậy và điều gì có thể giúp khắc phục điểm yếu này?
Để có thể trả lời câu hỏi trên, có lẽ trước hết chúng ta cần trả lời câu hỏi tư duy chủ động là gì và tư duy chủ động được thể hiện như thế nào trong nghiên cứu pháp lý?
Tập hợp thanh niên đến với tổ chức Đoàn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động Đoàn. Bên cạnh việc tích cực tuyên truyền, vận động thanh niên đến với tổ chức Đoàn, các cơ sở Đoàn cũng đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch tập hợp thanh niên phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị. Tuy nhiên, công tác này vẫn đang gặp nhiều khó khăn hạn chế.
Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong thời gian qua, đoàn viên, thanh niên Thanh tra Bộ Tư pháp đã không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, đặc biệt là vận dụng nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra, đồng thời tạo phong trào thi đua "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" sâu rộng trong Chi đoàn cơ sở Thanh tra Bộ.
Chiều ngày 8/3, tại Hà Nội, đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về việc thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015 - 2030” và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Lê Quốc Phong - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam; Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn; Bùi Quang Huy - Bí thư Trung ương Đoàn; Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư Trung ương Đoàn; đại diện các Vụ của Ban Tuyên giáo Trung ương; Trưởng, Phó Ban, đơn vị của Trung ương Đoàn; cùng các Bí thư các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc.Những chuyển biến tích cựcThay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương đã báo cáo kết quả thực hiện và cho biết, quá trình thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị đã mang lại những chuyển biến tích cực trong tình hình cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi cả nước. Thanh niên thể hiện rõ sự quan tâm đến các mặt của đời sống chính trị, xã hội trong nước; các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và quốc tế; tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng; ngày càng có mong muốn được gia nhập vào tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam để rèn luyện và trưởng thành. Việc học tập lý luận chính trị được cán bộ, đoàn viên, thanh niên chú trọng. Thanh niên lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống, tin tưởng vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.
Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 đã tiệm cận tốt hơn với thông lệ quốc tế và cơ bản giải quyết được những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm.
Chính phủ luôn đẩy mạnh chỉ đạo các Bộ, ngành trong công tác nâng cao năng lực của cán bộ pháp chế đặc biệt là đội ngũ chuyên viên pháp lý trẻ, trong đó muốn xây dựng một hệ thống pháp luật tốt, điều chỉnh được hết các quan hệ xã hội phát sinh trong cuộc sống, bên cạnh yếu tố đảm bảo về kinh phí, cơ sở vật chất, có cơ chế huy động nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật thì việc xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật, người làm công tác pháp chế là rất cần thiết[1]. Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước đang tiếp tục tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, chuyển hướng chỉ đạo chiến lược từ xây dựng pháp luật sang tổ chức thi hành pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì việc xây dựng đội ngũ người làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế ở các bộ, ngành mạnh về số lượng, đảm bảo về chất lượng lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết[2].
1. Sự tham gia của Chuyên viên pháp lý trẻ trong triển khai các hình thức hỗ trợ pháp lý dành cho doanh nghiệp
Trong những năm qua, đội ngũ công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi chung là công chức) là thanh niên ngành Tư pháp đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Số công chức thanh niên chiếm khoảng 37% đội ngũ công chức Bộ Tư pháp[1]. Số lượng công chức là thanh niên chiếm tỉ lệ cao và ngày càng có xu hướng tăng lên theo xu hướng trẻ hóa công chức và tuyển dụng qua thi tuyển. Với số lượng đông đảo trên, đội ngũ công chức thanh niên là lực lượng lao động lớn, có vai trò và vị trí ngày càng quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành.