Trong mối quan hệ với Đảng, Đoàn Thanh niên có vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là mối quan hệ khăng khít mang tính tất yếu khách quan và là mối quan hệ biện chứng. Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Mặt khác, Đoàn là nơi bổ sung nguồn sinh lực mới cho Đảng, giúp Đảng trẻ hóa đội ngũ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Đảng vững mạnh là nhân tố quyết định lãnh đạo đoàn thanh niên có hiệu quả. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng coi việc xây dựng Đoàn thanh niên vững mạnh chính là xây dựng Đảng trước một bước.
Ngày 22/3/2013, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã Quyết định số 634/QĐ-BTP về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) (Bộ tiêu chí năm 2013). Việc ban hành Bộ tiêu chí nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể như: (i) Đánh giá hiệu quả triển khai thi hành luật trong phạm vi các Bộ, ngành, địa phương và toàn quốc, định kỳ hàng năm hoặc yêu cầu công tác tổng kết, sơ kết; (ii) Đánh giá chất lượng hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường của cơ quan có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường; (iii) Nắm bắt tình hình thực tế, thuận lợi, khó khăn của cơ chế bồi thường nhà nước trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân do người thi hành công vụ gây ra v.v. Qua 05 năm áp dụng Bộ tiêu chí (từ năm 2013 đến năm 2017) để đánh giá hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN năm 2009, cho thấy:
Theo các nghiên cứu, hiện nay, trên thế giới có 03 mô hình trợ giúp pháp lý chủ yếu. Thứ nhất, mô hình TGPL do nhà nước thực hiện hoàn toàn. Thứ hai, mô hình TGPL do luật sư và tổ chức xã hội thực hiện hoàn toàn. Thứ ba, mô hình TGPL hỗn hợp (TGPL do Nhà nước thành lập tổ chức thực hiện, thu hút luật sư, tổ chức xã hội tham gia). Tại Phần Lan, hệ thống Trợ giúp pháp lý được xây dựng theo mô hình hỗn hợp . Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin phân tích làm rõ về hoạt động trợ giúp pháp lý theo mô hình này tại Phần Lan.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, nhà văn hóa kiệt xuất của Đảng và dân tộc ta, trọn đời hy sinh cho sự nghiệp cách mạng vì độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Tuy đã đi xa nhưng tình cảm, đạo đức và trí tuệ của Người vẫn mãi dõi theo cùng dân tộc. Những lời căn dặn và mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc vô cùng giản dị mà thiêng liêng, kết tinh tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp, thấm đẫm tinh thần nhân văn, có giá trị lịch sử và ý nghĩa định hướng sâu sắc cho cách mạng Việt Nam nói chung và Thanh niên Việt Nam. 50 năm qua, Di chúc của Người với những giá trị tư tưởng cốt yếu và giá trị nghệ thuật đặc sắc đã trở thành Cương lĩnh hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Như đã phân tích trong bài trước, có thể định nghĩa: Quyền của người được THADS là khả năng mà người được THADS có thể khôi phục, thụ hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp của mình đầy đủ và toàn diện nhất, bao gồm cả những quyền, lợi ích hợp pháp được tuyên trong bản án, quyết định của Tòa án và cả những quyền trong quá trình tổ chức thi hành án [1].
Ở bài viết này, tác giả sẽ tập trung làm rõ đặc điểm, nội dung và các điều kiện bảo đảm quyền của người được THADS, từ đó, giúp bạn đọc có thêm một góc nhìn tương đối bao quát về quyền của người được THADS.
Thi hành án dân sự (THADS) là một trong những hoạt động quan trọng của bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo cho các bản án, quyết định về dân sự của Tòa án, Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh được thi hành trên thực tế. Hoạt động THADS có hiệu quả góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và lợi ích của Nhà nước, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người.
Trong bài viết trước (Cơ sở pháp lý về quyền sống của con người hiện nay), tác giả đã dẫn chiếu nhiều quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật trong nước đã ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm quyền sống - một quyền cơ bản, quan trọng nhất, thuộc nhóm quyền tuyệt đối của con người.